Giáo sư Thayer mới đây có báo cáo bình luận về quá trình hiện đại hóa của Quân đội Việt Nam, nêu bật những bước tiến của tất cả các quân binh chủng, cả PK-KQ, hải quân và lục quân.

Phòng không – Không quân

Theo Giáo sư Thayer, Lực lượng Phòng không – Không quân Việt Nam được đẩy nhanh hiện đại hóa song song với Hải quân bằng việc nâng cấp các máy bay hiện có và mua thêm một số máy bay tiêm kích đa năng hiện đại đi kèm các tên lửa tiên tiến.

Không quân

Trong Giai đoạn 1 của quá trình hiện đại hóa Không quân, Việt Nam xúc tiến cùng lúc với nhiều đối tác khác nhau. Trong giai đoạn 1996 và 1998, Nga đã nâng cấp cho Việt Nam 32 tiêm kích bom Su khoi Su-22M4 1 người lái và 2 máy bay huấn luyện Su-23UM3 2 người lái.

Theo thỏa thuật hợp tác kỹ thuật quân sự ký năm 2000 giữa Ấn Độ và Việt Nam, Ấn Độ giúp Việt Nam đại tu phi đội tiêm kích MiG-21 huyền thoại nhưng đã cũ và hỗ trợ đào tạo phi công cũng như đội ngũ thợ máy.

Sau đó, vào năm 2006, Ấn Độ tiếp tục cung cấp phụ tùng dự trữ cho các máy bay tiêm kích MiG-21 Việt Nam.

Từ năm 1996 tới năm 2006, Ukraine đã bán cho Việt Nam 10 máy bay huấn luyện phản lực L-39, 6 tiêm kích MiG-21UM (phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi) và 8 tiêm kích bom Su-22. Sau đó, Ukraine chịu trách nhiệm nâng cấp các máy bay này để chúng có thể mang tên lửa diệt hạm.

Tiếp đó, vào năm 2004, Việt Nam đặt mua 5 chiếc tiêm kích bom Su-22MU3 (phiên bản huấn luyện 2 chỗ ngồi) kèm theo phụ tùng và vũ khí đạn dược. Hai năm sau đó, Việt Nam được cho là đã mua 40 chiếc tiêm kích bom Su-22M4 second-hand từ Ba Lan.

Không quân Việt Nam cất cánh - Lục quân tăng tốc hiện đại hóa - Ảnh 2.

Máy bay tiêm kích bom Su-22 (phiên bản huấn luyện Su-22UM3) của Việt Nam nâng cấp ở Ukraine.

Vào năm 2015, Không quân Việt Nam đã cho các máy bay tiêm kích MiG-21 nghỉ hưu và Nga đã cháo bán MiG-35 để thay thế.

Không quân Việt Nam tiến vào giai đoạn hiện đại hóa mới khi đặt mua 7 tiêm kích Su-27SK loại 1 chỗ ngồi, 3 tiêm kích Su-27UBK 2 chỗ ngồi dùng cho huấn luyện, và sau đó là thêm 2 chiếc Su-30K trong khoảng từ năm 1995 và 1998.

Các máy bay tiêm kích Su-27 này sau đó được cho là đã qua nâng cấp để mang phóng được tên lửa diệt hạm Kh-31 (AS-17) cũng như các loại tên lửa không đối đất như Vympel Kh-29 (AS-14) và Kh-59M (AS-18).

Sau khi tích lũy được kinh nghiệm sử dụng tiêm kích Su-27, Không quân Việt Nam đã có bước tiến lớn khi đặt mua 36 tiêm kích đa năng Su-30MK2. Trong đó, 4 chiếc đầu tiên được bàn giao năm 2004, 20 chiếc tiếp theo được tiếp nhận từ năm 2010-2012, và loạt 12 chiếc cuối cùng đã nhận vào năm 2014-2016.

Các máy bay chiến đấu đa năng Su-30MK2 của Việt Nam có thể mang phóng được các loại tên lửa Kh-29, Kh-31 và Kh-59MK.

Không quân Việt Nam cất cánh - Lục quân tăng tốc hiện đại hóa - Ảnh 3.

Máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Việt Nam. Ảnh: QĐND.

Phòng không

Cùng thời điểm với việc mua sắm tiêm kích đa năng thế hệ mới, Việt Nam cũng hiện đại hóa lực lượng tên lửa phòng không và radar cảnh giới.

Vào năm 2002, Việt Nam và Ukraine đã ký 3 thỏa thuận hợp tác kỹ thuật quân sự liên quan tới việc xây dựng cơ sở thử nghiệm hải quân và hợp tác sản xuất vũ khí. Theo điều khoản thỏa thuật, Ukraine sẽ nâng cấp hệ thống radar cảnh giới và hệ thống thông tin liên lạc cũng như các tổ hợp tên lửa phòng không cho Việt Nam.

Vào năm 2005, Việt Nam tiếp nhận 2 tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU1 từ Nga với 12 xe bệ phóng tự hành kèm theo 62 quả tên lửa. S-300 được đánh giá là một trong những loại tên lửa phòng không uy lực nhất thế giới và thuộc loại hiện đại nhất trong khi vực.

Gần đây có tin cho biết Nga đang chào bán cho Việt Nam các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 tối tân hơn.

Không quân Việt Nam cất cánh - Lục quân tăng tốc hiện đại hóa - Ảnh 4.

Tên lửa S-300PMu1 Việt Nam huấn luyện chiến đấu. Ảnh: VTCNews.

Hệ thống cảnh giới, trinh sát, tính báo trên không (ISR)

Trong các năm 2012-2013, Việt Nam đã mua của Ukraine 4 tổ hợp radar cảnh báo sớm thụ động Kolchuga có thể phát hiện và bám sát các mục tiêu trên không, trên biển và trên đất liền.

Tiếp đó từ năm 2013-2016, Việt Nam mua 5 hệ thống radar hiện đại, trong đó có 2 hệ thống từ Israel (radar EL/M-2288ER AD STAR) và 2 từ Ukraine (có thể là thế hệ kế tiếp và hiện đại hơn của dòng radar ST-68 Tin Shield), và một hệ thống radar giám sát bờ biển Coast Watcher 100.

Năm 2016, Việt Nam tiếp nhận 1 tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn và tầm trung SPYDER-MR từ Israel, hiện còn có 4 tổ hợp tương tự đang chờ bàn giao.

Ngoài ra, Việt Nam còn đặt mua từ Israel các tổ hợp máy bay trinh sát không người lái hiện đại như Obiter-2 và Obiter-3 để hỗ trợ các hệ thống pháo phản lực có điều khiển phòng thủ bờ biển.

Trong giai đoạn 2014-2015, Việt nam cũng đã tiếp nhận một số UAV chiến thuật Grif-K từ Belarus. Với sự trợ giúp của Belarus, Việt Nam đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo một số phiên bản máy bay trinh sát không người lái có tầm bay xa cũng như thời gian hoạt động lâu hơn.

Một thông tin đáng chú ý là vào tháng 5/2016, Việt Nam đã đặt mua 2 máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không Airbus C-295 (AEW&C).

Không quân Việt Nam cất cánh - Lục quân tăng tốc hiện đại hóa - Ảnh 5.

Radar cảnh giới nhìn vòng 36D6 của Việt Nam. Ảnh: QPVN

Trích dẫn theo: http://soha.vn/khong-quan-viet-nam-cat-canh-luc-quan-tang-toc-hien-dai-hoa-20181205165043838.htm?fbclid=IwAR1VZEQGkCNPhnOqXdv9cY-RYSgr5308wDtLl_JwWmBCD6fxuPBO0e37CMY