Theo Dmitry Shorkov40Theo dõi Sputnik trên
Trên truyền thông Nga xuất hiện thông tin rằng ít nhất một phi đội (12chiếc) máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130 của Nga sẽ được chuyển đến Việt Nam, để thay thế những chiếc L-39 lỗi thời do Tiệp Khắc sản xuất.
Động thái chính đáng của Việt Nam
Dẫn nguồn đại diện giấu tên trong giới doanh nghiệp quốc phòng, truyền thông đăng tải thông tin rằng năm ngoái, Ngađã ký kết hợp đồng bán cho Việt Nam máy bay huấn luyện-chiến đấu hai chỗ ngồi Yak-130.
© Sputnik / Vladimir OstapkovichNga đã ký kết hợp đồng cung cấp khoảng 100 máy bay Yak-130
Đây là loại máy bay cận âm hai động cơ được thiết kế để thay thế những chiếc L-39 lỗi thời, từ trước tới nay vẫn được sử dụng để huấn luyện phi công cho quân đội.Như vậy, Việt Nam có thể trở thành khách hàng nước ngoài thứ sáu mua loại máy bay này, sau Algeria, Bangladesh, Belarus, Myanmar và Lào – nước láng giềng trong khu vực.
Sputnik đề nghị Rosoboronexport xác nhận thông tin này, nhưng công ty từ chối bình luận.
Tuy nhiên, không có gì đặc biệt giật gân ở đây. Việt Nam có thể nhận được cơ hội huấn luyện các phi công tương lai của quân đội trên một trong những loại máy bay huấn luyện chiến đấu hiện đại nhất.
“Bàn học” có cánh hoàn toàn mô phỏng “siêu âm”
Lần đầu tiên, Yak-130 cất cánh năm 1996. Máy được sản xuất hàng loạt bởi Tập đoàn Irkut, thành phần của Tập đoàn Liên hiệp Máy bay Nga. Yak-130 được thiết kế để đào tạo các phi công điều khiển máy bay chiến đấu các thế hệ 4+, và 5+ tương lai, duy trì mức độ huấn luyện chiến đấu phi công (để không lãng phí tài nguyên các phương tiện quân sự đắt tiền). Năm 2002, Yak-130 được chọn làm máy bay chính để huấn luyện phi công quân sự Nga. Đến nay, phi đội máy bay như vậy trong Lực lượng hàng không vũ trụ Nga có hơn 100 chiếc. Và nếu cần thiết, giống như nhiều máy bay hiện đại khác cùng loại, Yak-130 có thể biến thành máy bay tấn công mặt đất, có khả năng chiến đấu với mục tiêu trên không và trên mặt đất. Và máy bay này sẽ không phải là mục tiêu của đối phương: ít nhất, phi hành đoàn có kinh nghiệm có thể đảm bảo đẩy lùi cuộc tấn công từ của máy bay chiến đấu hoặc máy bay trực thăng tấn công, né tránh tên lửa phòng không.
© Flickr / Anna ZverevaYak-130
Đồng thời, Yak-130 có những thuộc tính mà không phải máy bay nào cũng có được. Chuyên gia trong lĩnh vực sử dụng không quân chiến đấu, tiến sĩ khoa học quân sự kiêm phi công Makar Aksyonenko nói về các tính chất đó:
© Sputnik / Maksim BlinovNI nói về “tương lai tươi sáng” của máy bay Nga Yak-130
“Theo thiết kế của máy bay, trong hệ thống điều khiển điện tử của nó có khả năng mô hình hóa các loại máy bay khác nhau. Tức là, trong chuyến bay thực tế, Yak-130 có thể mô phỏng chuyến bay trên máy bay chiến đấu (của Nga và nước ngoài). Máy bay có thể được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại. Điều này cho phép “đào tạo” học viên với tư cách phi công và chiến sĩ có khả năng giải quyết các nhiệm vụ chiến đấu. Ngoài ra, các khả năng của Yak-130 cận âm cho phép mô phỏng các tính năng “hành vi” của máy bay “siêu âm”. Hơn nữa, siêu âm là chế độ chiến đấu được sử dụng ngay cả trên máy bay chiến đấu. Do đó, tôi coi Yak-130 là lựa chọn tốt cho phía Việt Nam. Việt Nam cần máy bay huấn luyện càng gần càng tốt với đặc điểm của “tổ hợp hàng không” siêu thanh”.
Theo các chuyên gia khác, việc mua Yak-130 có thể xuất phát từ nguyện vọng muốn có các phương tiện chiến đấu hiện đại hơn. Tổng biên tập tạp chí “Xuất khẩu vũ khí”, ông Andrei Frolov nói rằng “việc mua Yak-130 mở ra khả năng cung cấp các loại máy bay chiến đấu tiếp theo, hiện đại hơn, đó là Su-30SM hoặc Su-35“.
Máy bay Yak-130 đang được giới thiệu ở thị trường nước ngoài như là một phần của tổ hợp các phương tiện huấn luyện và chiến đấu. Hai nước Belarus và Myanmar sau khi mua Yak-130 đã ký hợp đồng mua Su-30SM, ông cho biết.
Tuy nhiên, Việt Nam cần tư quyết định nên mua loại máy bay nào. Yak-130 phù hợp như một “bước “phát triển tiếp theo của hầu hết các máy bay chiến đấu hiện đại.
© Sputnik / Máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130